Chú thích Tát Bố Tố

  1. Thanh sử cảo, Tlđd lúc chiến sự gọi là La Sát, lúc hòa hoãn gọi là Nga La Tư
  2. Người Trung Quốc gọi là Yaksa, người Nga gọi là Албазино́ (chữ La Tinh: Albazino)
  3. Thanh sử cảo, Tlđd gọi là Đạt Hô Nhĩ, các tài liệu hiện nay đều gọi là Đạt Oát Nhĩ (chữ Hán: 达斡尔, chuyển ngữ Möllendorff: Daur)
  4. Nay là huyện Nộn Giang, địa cấp thị Hắc Hà, tỉnh Hắc Long Giang
  5. Nay là Nerchinsk (chữ Nga: Не́рчинск), Nerchinsky District, Zabaykalsky Krai, LB Nga
  6. Thanh sử cảo, Tlđd gọi là Sát Hãn hãn (Chagan Khan), đây là cách người Mông Cổ gọi Sa hoàng (Tsar). Tương tự, người Nga cũng gọi Thanh triều hoàng đế là Bác Cách Đức hãn (Bogdikhan) theo cách gọi của người Mông Cổ. Lúc nay Sa hoàng là Peter IIvan V chịu sự nhiếp chính của công chúa Sophia Alekseyevna
  7. Feodor Alekseyevich Golovin (chữ Nga: Фёдор Алексеевич Головин, 1650 – 1706), nhà ngoại giao Nga; Thanh sử cảo, Tlđd gọi là Phí Diệu Đa La, các tài liệu khác gọi là Phí Nhạc Đa
  8. Nay là phía bắc huyện Phù Dư, địa cấp thị Tùng Nguyên, Cát Lâm
  9. 1 2 Xem bài viết Bát kỳ
  10. Thanh sử cảo, Tlđd chép là Hưng An Lĩnh, ở đây là Đại Hưng An Lĩnh (chuyển ngữ Möllendorff: Amba Hinggan jutun) vì sau đó nhắc đến núi Tác Ước Nhĩ Tế, một tòa núi thuộc Đại Hưng An Lĩnh, mà các tài liệu khác đều gọi là núi Tác Nhạc Nhĩ Tế (索岳尔济山) – nơi phát tích của sông Thao Nhi (Taoer)
  11. Thượng hành tẩu là quan chức ngoài ngạch, có vai trò tham mưu nhưng không có quyền hạn